Dường như đã là một bản năng, cứ khi trời nóng là người ta lại có xu hướng… xắn ống tay áo lên để phần cánh tay được dễ “thở” hơn. Nhưng cũng giống như việc xắn gấu quần, chi tiết tưởng là nhỏ này hoàn toàn có thể trở thành con dao hai lưỡi, tạo nên sự tinh tế hoặc “giết chết” phong cách của bạn. Vậy đấy, hình ảnh một chàng trai lịch lãm, có cái nhìn nhạy bén trong phong cách hay một gã xuề xoà, luộm thuộm chỉ cách nhau có vài đường lật ở ống tay áo thôi.
Và dưới đây là một vài ví dụ về “nên và không nên” trong cách xắn tay áo, từ áo phông cho tới áo sơ mi dài tay lẫn cộc tay:
Đối với áo phông, cách tốt nhất là dùng lòng bàn tay để đẩy và “vê” cổ tay lên trên để tạo nên vẻ tự nhiên hơn là gập lại như tay áo sơ mi. Tỉ lệ chuẩn ở đây là vừa đủ để “khoe” nửa bắp tay ra bên ngoài.
Khi đã mặc áo vest (gi-le) ở bên ngoài thì nên cân nhắc việc xắn tay áo nếu không muốn bị nhầm là anh bồi bàn trong quán bar.
Trang phục đi theo hướng bụi bặm và “bất cần” như thế này rất cần cách xắn ống tay gọn gàng, cao đến khuỷ tay để cân bằng.
Không bao giờ được xắn cổ tay áo lên quá cao như thế này, trừ khi là bạn đụng đến việc mang vác nặng nề, dễ làm bẩn tay. Còn chỉ cầm cái mic nhẹ nhàng như trong ảnh thôi thì xin miễn đi!
Xắn tay áo là giải pháp mang lại sự gọn gàng cho những chiếc sơ mi cộc tay có phần tay áo hơi quá khổ.
Vẻ khoẻ khoắn tự nhiên cần thiết khi xắn tay áo sơ mi cộc
Tôi biết, nhiều người không muốn bị nói là già khi mặc suit tối màu nhưng bạn có thể giải quyết điều này bằng dáng đồ slim-fit và phụ kiện chứ đừng nên mạo hiểm mà xắn tay áo khoác suit…
Áo khoác denim, chỉ cần lật ống tay một “phát” là vừa đủ để khoe lớp áo sơ mi mặc ở trong theo cách nhẹ nhàng và tinh tế.
Và đã xắn thì xắn cho đều chứ đừng bên cao bên thấp…
Bạn có một “đặc quyền” khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác: không cần phải xắn quá gọn gàng khi đang đi lại. Chỉ cần nhớ chỉnh trang lại sao cho gọn gàng lúc đến nơi là ok.
Sơ mi chất liệu kém thì có xắn đẹp đến đâu cũng chịu!
留言